Đặc điểm về ngữ pháp Tiếng_Latinh

Tiếng Latinh là một thứ tiếng tổng hợp hay biến tố: các phụ tố được gắn vào các gốc cố định để diễn tả giống, số, và cách của các tính từ, danh từđại từ (quá trình này được gọi là biến cách hoặc dēclīnātiō bằng tiếng Latinh), cũng như ngôi, số, thì, thể, trạng, và thức đối với động từ (được gọi là chia động từ hoặc coniugātiō). Cũng có từ không biến cách hay chia — như phó từ, giới từ, thán từ.

Vì tiếng Latinh sử dụng cách và chia động từ, nên nhiều khi một cụm từ mà tiếng Việt sử dụng nhiều từ thì trong tiếng Latinh lại chỉ là một từ. Một ví dụ là:

amābit
amā-bi-t
yêu-sẽ-người_đó
người đó sẽ yêu

Trong ví dụ này, từ tiếng Việt "sẽ" trong tiếng Latinh là hậu tố -bi- được đặt sau gốc từ amā-, còn chủ ngữ của động từ ("người đó") là hậu tố -t. Tuy nhiên, nhiều khi không thể chia từ thành hậu tố không một cách rõ như thế, ví dụ như trong amō, có nghĩa là "tôi yêu". Trong dạng này, gốc từ vẫn là amā-, còn hậu tố của ngôi thứ nhất số đơn thì hiện tại là -ō.

Danh từ

Những danh từ tiếng Latinh được chia thành ba giống: đực, cái, trung. Khi có tính từ đi kèm với một danh từ nào đó thì tính từ đó phải biến thể để phù hợp với giống của danh từ này.

Từng danh từ có nhiều dạng, tuỳ số và cách. Có hai số: số ít và số nhiều. Có bảy cách chỉ vai trò của từ trong câu, để thứ tự từ không quan trọng như trong tiếng Việt.

  1. Cách chủ ngữ: dùng làm chủ ngữ của câu hoặc làm vị ngữ của hệ từ. Ví dụ: "Người con gái đã chạy." — Puella cucurrit.
  2. Cách sở hữu: dùng khi danh từ là người sở hữu của một đồ nào đó, như ví dụ "chủ của nô lệ" — dominus servī, hoặc khi danh từ chỉ bộ phận, định lượng… như trong ví dụ "Ly đầy rượu vang." — Poculum plēnum vīnī est.
  3. Cách nhận (hay còn gọi là cách cho, cách gián bổ…): dùng làm bổ ngữ gián tiếp của động từ và với một vài giới từ. Ví dụ: "Nhà buôn trao áo stola cho người phụ nữ." — Mercātor fēminae stolam trādit.
  4. Cách đổi (hay còn gọi là cách trực bổ): dùng làm bổ ngữ trực tiếp của động từ và sau những giới từ chỉ hướng đi. Ví dụ: "Người đàn ông giết chàng trai." — Homō necāvit puerum.
  5. Cách tách (hay còn gọi là cách công cụ): thể hiện tách biệt, nguồn gốc, nguyên nhân… Ví dụ: "Bạn đã đi dạo cùng chàng trai." — Cum puerō ambulāvistī.
  6. Cách xưng hô: dùng để gọi người hay vật. Phần lớn các danh từ không phân biệt cách xưng hô với cách chủ ngữ; chỉ có những từ thuộc cách biến thể thứ hai có đuôi là -us sẽ có -e trong cách xưng hô số ít, còn nếu đuôi là -ius thì cách xưng hô số ít sẽ có -ī. Ví dụ: ""Chủ ơi!" nô lệ gọi." — "Domine!" clāmāvit servus.
  7. Cách vị trí: dùng để diễn tả vị trí. Cách này không được sử dụng nhiều như các cách khác và bình thường chỉ được dùng với tên hồ, tỉnh, hành, từ chỉ về nhà, đất, quê… Ví dụ: "ở nhà" — domī.

Những hậu tố có dạng nào thì tuỳ vào danh từ. Có thể chia các danh từ tiếng Latinh thành năm lớp theo cách biến thể, rồi trong từng lớp cách biết thể thì những danh từ trong đó có hậu tố giống nhau. Cũng có một vài từ không thể chia vào lớp nào, nên đó là từ bất quy tắc. Bảng này chỉ cách chia danh từ rosa ("hoa hồng"):

Cáchsố đơnsố nhiều
chủ ngữrosarosae
sở hữurosaerosārum
nhậnrosaerosīs
đổirosamrosās
táchrosārosīs
xưng hôrosarosae
vị trí(không có)

Tính từ

Trong tiếng Latinh, những tính từ phải hợp về cách, số và giống với danh từ. Có hai lớp biến thể: một lớp giống lớp biến thể thứ nhất và thứ hai của các danh từ, còn lớp khác giống lớp biến thể thứ ba của các danh từ. Ví dụ, từ mortuus, mortua, mortuum ("đã chết", giống đực/cái/trung) được biến thể như danh từ thuộc cách biến thể thứ nhất khi giống cái, như danh từ thuộc cách biến thể thứ hai giống đực khi giống đực, còn như danh từ thuộc cách biến thế thứ hai giống trung khi giống trung.

Những tính từ cũng có dạng cấp so sánh và dạng cao cấp. Ví dụ như từ fōrmōsus, fōrmōsa, fōrmōsum ("đẹp", giống đực/cái/trung) có dạng fōrmōsior, fōrmōsius ("đẹp hơn", giống đực và giống cái đều là bằng nhau) và fōrmōsissimus, fōrmōsissima, fōrmōsissimum ("đẹp nhất").

Những động từ có nhiều dạng phân từ được biến thể và sử dụng giống như tính từ.

Giới từ

Vị ngữ của những giới từ có thể sử dụng hai cách: cách đổi và cách tách. Ví dụ:

  • "trước mặt của chàng trai" — apud puerum (từ puerum là cách đổi của từ puer)
  • "không với con trai" — sine puerō (từ puerō là cách tách của từ puer)

Động từ

Các động từ trong tiếng Latinh có sáu thì (hiện tại hoàn thành, hiện tại chưa hoàn thành, quá khứ hoàn thành, quá khứ chưa hoàn thành, tương lai hoàn thành, tương lai chưa hoàn thành), ba trạng (trình bày, mệnh lệnh, cầu khẩn, cùng với dạng vô định, phân từ, danh động từ, động danh từ), ba ngôi (nhất, hai, ba), hai số (đơn, nhiều), hai thể (chủ động, bị động) và ba thức (hoàn thành, chưa hoàn thành, trạng thái).

Bảng này chứa một vài dạng của động từ amō ("yêu") làm ví dụ:

DạngSố ítSố nhiều
thứ nhấtthứ haithứ bathứ nhấtthứ haithứ ba
Hiện tại chưa hoàn thànhamōamāsamatamāmusamātisamant
Tương lai chưa hoàn thànhamābōamābisamābitamābimusamābitisamābunt
Quá khứ chưa hoàn thànhamābamamābāsamābatamābāmusamābātisamābant
Hiện tại hoàn thànhamāvīamāvistīamāvitamāvimusamāvistisamāvērunt
Tương lai hoàn thànhamāverōamāverisamāveritamāverimusamāveritisamāverint
Quá khứ hoàn thànhamāveramamāverāsamāveratamāverāmusamāverātisamāverant